Kinh tế USA

Bài chi tiết: Kinh tế Hoa Kỳ
Phố Wall là nơi có Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE).Thành phố New York, trung tâm tài chính của Hoa Kỳ và thế giới.[144]

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển cao.[145][146] Đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP).[147] Nó có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP năm 2016.[148][149] Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (WWII) và hệ thống đô la dầu mỏ (petrodollar system).[150][151] Một vài quốc gia sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức, và nhiều quốc gia khác coi nó như đồng tiền thứ hai phổ biến nhất (de facto currency).[152][153] Những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh Quốc, Pháp, Ấn ĐộĐài Loan.[154]

Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao.[155] Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45.000 tỷ đô la năm 2016.[156] Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007.[157][158] Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới (không bao gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890.[159]

Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào 20% tổng sản lượng thế giới.[160] Nước Mỹ không chỉ có nền kinh tế lớn nhất, mà còn có sản lượng công nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn Thương mại và Phát triển (UNCTAD).[161] Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá, mà còn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016.[162] Trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới, có 134 công ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.[163] Năm 2013, tám trong số mười công ty lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường đều là các công ty của Mỹ: Apple Inc., ExxonMobil, Berkshire Hathaway, Walmart, General Electric, Microsoft, IBMChevron Corporation [164].

Hoa Kỳ có một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn cầu. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng khoán có mức vốn hoá lớn nhất.[165] Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la,[166] trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la.[167] Nền kinh tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực tiếp[168] và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP năm 2013.[169] Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với chi tiêu trung bình hộ gia đình lớn gấp 5 lần tại Nhật Bản.[170] Thị trường lao động Mỹ đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế giới.[171] Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.[172]

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm 2007–08, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan ngân sách quốc hội.[173] Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009, và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống còn 4,1%. Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn 100% GDP.[174] Tổng tài sản có tài chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đô la và tổng nợ tài chính nội địa là 106 nghìn tỷ đô la.[175]

Hoa Kỳ là một nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa điển hình. Hoa Kỳ có chủ nghĩa tư bản thương nghiệp, chủ nghĩa tư bản dã man, chủ nghĩa tư bản công nghiệp, chủ nghĩa tư bản tài chính và cả chủ nghĩa tư bản nhân dân. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh tại Hoa Kỳ vì nơi đây hội tụ mọi điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, chế độ kinh tế và văn hóa tại Hoa Kỳ lại gắn liền với đạo đức luận Tin lành. Max Weber từng khẳng định đạo Tin Lành đã sản sinh ra chủ nghĩa tư bản vì nó đoạn tuyệt với xã hộiGiáo hội thời Trung Cổ vốn chỉ trầm tư nhiều hơn hành động. Đó là trào lưu tư tưởng của tầng lớp trung lưu coi lao độngtiết kiệm là phương tiện chắc chắn dẫn đến tiến bộ.[176]

Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có vào năm 2007.[177]. Nợ quốc gia đã tăng lên nhanh chóng trong những thập niên gần đây, và vào 28 tháng 1 năm 2010, tổng nợ của Hoa Kỳ đã tăng lên 14,3 nghìn tỷ đô la.[178] Theo ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 2010, tổng nợ quốc gia sẽ tăng lên bằng gần 100% GDP, so với mức xấp xỉ 80% năm 2009.[179]. Đến tháng 10 năm 2013, tổng nợ bằng 107% GDP.[180] Khoản nợ này tính theo GDP vẫn thấp hơn số nợ của Nhật Bản cung năm (192%) và tương đương với một số quốc gia Tây Âu.[181]. Đến năm 2017, tổng nợ chỉ còn chiếm 77,4% GDP [182]. Tính đến năm 2014, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ với việc nắm giữ 1,26 nghìn tỷ đô la trái phiếu kho bạc.[183]

Thành phần tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Trong năm 2009, hoạt động kinh tế của chính phủ liên bang chiếm 4,3% GDP, của chính quyền tiểu bang và địa phương chiếm 9,3%, trong khi khu vực tư nhân được ước tính là 86,4% [184]. Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hậu công nghiệp, với ngành dịch vụ đóng góp 67.8% tổng sản phẩm nội địa [185]. Ngành thương nghiệp dẫn đầu trong số các ngành dịch vụ, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sỉ và lẻ; theo lợi tức khấu trừ là tài chính và bảo hiểm.[186] Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, có tổng cộng 5.177 ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tại Hoa Kỳ [187]. Trong số đó, 5 ngân hàng lớn nhất là JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo, Citigroup, và Goldman Sachs.

Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.[188]. Hoa Kỳ hiện là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ hai thế giới, với tổng sản lượng công nghiệp năm 2013 đạt 2,4 nghìn tỷ đô la. Sản lượng này lớn hơn Đức, Pháp, Ấn Độ và Brazil cộng lại.[189] Những ngành công nghiệp chính bao gồm dầu mỏ, thép, ô tô, máy móc xây dựng, hàng không, máy nông nghiệp, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, gỗ, và khai khoáng.

Hoa Kỳ hiện là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt đứng đầu thế giới [190]. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Hoa Kỳ đạt sản lượng khai thác ở mức cao kỷ lục 4,46 tỷ thùng dầu thô vào năm 2019 [191]. Mỹ chính thức vượt Ả Rập Xê Út để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới vào cuối năm 2019 [192]. Hoa Kỳ còn là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối.

Nông nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.[193] Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.[194] Mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp 1% vào sản lượng kinh tế, Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Với những vùng đất trồng trọt ôn đới rộng lớn, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, và chính sách trợ giá nông nghiệp, Hoa Kỳ kiểm soát gần một nửa lượng xuất khẩu lúa gạo của thế giới.[195] Các sản phẩm bao gồm lúa mì, ngô, các loại hạt khác, hoa quả, rau, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm từ sữa, lâm sản. Hoa Kỳ là nhà sản xuất ngô và đậu tương đứng đầu thế giới [196] đồng thời là quốc gia đi đầu trong việc phát triển và sản xuất các loại thực phẩm biến đổi gen [197].

Một vụ thu hoạch lúa mì ở Idaho

75% các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1% tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1% giao dịch.[198] Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới.[199] So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn.[200] Sở Giao dịch Chứng khoán New YorkNASDAQ là hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.

Xã hội Mỹ luôn đề cao doanh nhân khởi nghiệp và kinh doanh. Doanh nhân được định nghĩa là người thực hiện những cải tiến kỹ thuật, tập hợp tài chính cùng những nhạy bén về kinh doanh, tổng hợp nỗ lực để chuyển hoá những ý tưởng cải tiến thành hàng hóa dịch vụ có giá trị kinh tế. Điều này góp phần tạo nên những tổ chức, công ty mới hoặc một phần hoặc cải cách, chuyển hoá những tổ chức già cỗi để đón nhận những cơ hội mới.[201] Tài sản được xem là một tiêu chí để đánh giá con người. Người ta công bố thu nhập của mình để nhận được sự kính trọng của xã hội. Giáo hội rao giảng về đồng tiền, đánh giá chính xác quyền lực thuyết giáo của đồng tiền. Dư luận tôn vinh tư bản công nghiệp bao nhiêu thì cũng chối bỏ tư bản đầu cơ bấy nhiêu. Nhà tư bản nào tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm thì được kính trọng. Những kẻ làm giàu bằng những thủ đoạn ám muội thì bị phỉ báng. Khi nhà tư bản tự phát triển doanh nghiệp của mình thì được xã hội ca ngợi, khi họ xin xỏ của công để làm lợi cho bản thân thì bị chỉ trích. Lợi nhuận vẫn là động lực chủ yếu của nền văn minh Hoa Kỳ. Lao động là yếu tố cơ bản trong cuộc sống ở Hoa Kỳ. Trẻ em, sinh viên đều làm việc rất sớm và được khuyến khích kinh doanh. Người Mỹ không thích chủ nghĩa cộng sản và dị ứng với tất cả những gì định thay đổi tổ chức xã hội. Nền tảng văn minh Hoa Kỳ dựa vào sự tiêu thụ, sản xuất, nâng cao không ngừng mức sống cho nên nó không chấp nhận điều hòa, quản lý lao động, lợi nhuận, tài nguyên. Nếu chủ nghĩa tư bản tại Mỹ có bị nhà nước điều chỉnh thì cũng chỉ làm cho nó bớt hung hăng nhằm bảo vệ nguyên tắc tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng.[202] Người Mỹ xem trọng hiệu quả. Tính hiệu quả của người Mỹ gắn liền với chủ nghĩa thực dụng của họ. Ý thức hệ không quan trọng và cái hữu hiệu được ưa chuộng hơn cái đẹp vì hiệu quả sẽ dẫn đến thành công[203].

Hệ thống thuế của Hoa Kỳ là hệ thống lũy tiến và rất phức tạp, được thu bởi ít nhất là 4 cấp chính quyền với nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế tiền lương, thuế bất động sản,... Nguồn thu từ thuế chiếm 25% tổng GDP của cả nước vào năm 2011 [204]. Thị trường chợ đen trong nền kinh tế Mỹ rất hiếm so với các nước khác [205]. Cả công dân Mỹ không cư trú trong nước và người có thẻ xanh sống ở nước ngoài đều bị đánh thuế thu nhập của họ bất kể họ sống ở đâu hoặc họ kiếm được thu nhập ở đâu, ngoài Hoa Kỳ thì trên thế giới chỉ Eritrea là có chính sách như vậy.

Nợ công Hoa Kỳ

Có khoảng 160,4 triệu người trong lực lượng lao động Hoa Kỳ vào năm 2017, đây là lực lượng lao động lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ấn ĐộLiên minh châu Âu.[206] Chính phủ (liên bang, tiểu bang và địa phương) sử dụng 22 triệu nhân công vào năm 2010 [207]. 85% người lao động Mỹ làm việc trong khu vực tư nhân. Một số doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay là các công ty của Mỹ. Trong số đó có Walmart, vừa là doanh nghiệp lớn nhất vừa là nhà tuyển dụng khu vực tư nhân lớn nhất trên thế giới [208][209].

Khoảng 12% công nhân Mỹ là thành viên của công đoàn, thấp hơn so với mức 30% tại Tây Âu.[210] Các nghiệp đoàn không theo một ý thức hệ cố định nào. Họ chỉ cần đạt yêu sách của mình ở cấp địa phương. Thường thì nghiệp đoàn thân Đảng Dân chủ hơn nhưng nếu cần họ quay sang ủng hộ Đảng Cộng hòa. Nghiệp đoàn thường có mối liên hệ với mafia và không ngại dùng các thủ đoạn đáng ngờ. Lãnh tụ nghiệp đoàn là những người chuyên nghiệp, đôi khi là những người kém đạo đức hoặc thậm chí là những tên tội phạm.[211]. Không như các nhóm lao động ở một số nước khác, các nghiệp đoàn Hoa Kỳ tìm cách hoạt động ngay trong hệ thống doanh nghiệp tự do đang tồn tại – một chiến lược làm thất vọng các nhà xã hội chủ nghĩa. Hoa Kỳ không trải qua chế độ phong kiến, và chỉ có rất ít người lao động cho rằng họ bị lôi cuốn vào một cuộc đấu tranh giai cấp. Thay vào đó, phần lớn người lao động chỉ đơn giản nhận thức rằng họ đang đòi các quyền bình đẳng để tiến bộ như những người khác. Một yếu tố khác làm giảm đối kháng giai cấp là việc công nhân Mỹ, ít nhất là công nhân nam da trắng, được có quyền bầu cử sớm hơn công nhân ở các nước khác.

Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới.[199]Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 19732003, công việc một năm cho mỗi người Mỹ trung bình tăng 199 giờ.[212] Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu suất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu suất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu suất sản xuất trên giờ lao động cao hơn.[213]

Lợi tức, phát triển con người, và giai cấp xã hội

Chiếm 4,24% dân số toàn cầu thế nhưng Mỹ chiếm tới 29,4% tổng tài sản thế giới, đây là tỷ lệ lớn nhất trong số các quốc gia [214][215]. Mỹ cũng là quê hương của nhiều tỉ phútriệu phú nhất thế giới. Vào năm 2019, cả ba cá nhân giàu nhất thế giới (Jeff Bezos, Bill GatesWarren Buffett) đều là người Mỹ [216]. Vào tháng 3 năm 2013, Mỹ xếp số 1 thế giới về Chỉ số An ninh Lương thực Toàn cầu [217]. Năm 2017, Hoa Kỳ xếp thứ 13 trong số 189 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người (HDI) [218].

Trong năm 2014, 14,8% dân số Mỹ sống trong nghèo khó.[219] Báo cáo của Feeding America chỉ ra trong năm 2014 có 49 triệu người Mỹ lâm vào tình trạng không bảo đảm về đủ thực phẩm.[220] Trong tháng 6 năm 2016, tổ chức IMF đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng tỷ lệ nghèo khó tăng cao cần được giải quyết khẩn cấp.[221]

Hoa Kỳ có một mạng lưới lưới an sinh xã hội thấp nhất trong các quốc gia phát triển.[222][223][224][225][226]. Tuy vậy mức sống của người nghèo tại Mỹ lại thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo khảo sát thì 80% hộ nghèo tại Mỹ sở hữu máy lạnh, 92% hộ nghèo có lò vi sóng, gần 3/4 có ô tô hoặc xe tải và 31% có hai ô tô hoặc xe tải trở lên. Trung bình một người nghèo tại Mỹ có nhiều không gian sống hơn những người không nghèo điển hình ở Thụy Điển, Pháp hoặc Anh [227]. Robert Rector, nghiên cứu viên Cao cấp tại Phòng Nghiên cứu Chính sách Nội địa cho rằng tình trạng nghèo đói tại Mỹ đã bị thổi phồng quá mức bởi truyền thông và giới chính trị gia [227]. Theo ông thì "Chiến lược của giới truyền thông là lấy 3 phần trăm hoặc 4 phần trăm số người nghèo kém may mắn nhất và miêu tả tình trạng của họ như là đại diện cho hầu hết những người nghèo tại Mỹ" [228]. Mike Brownfield trích dẫn dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2009 cho thấy 96% các bậc cha mẹ nghèo tại Mỹ nói rằng con cái của họ không bao giờ đói vào bất cứ thời điểm nào trong năm, 83% các hộ gia đình nghèo cho biết họ có đủ thức ăn để ăn [228]. Theo Tim Worstall, nhà nghiên cứu của học viện Adam Smith thì những cá nhân có thu nhập thấp tại Mỹ vẫn có thu nhập cao hơn khoảng 70% dân số thế giới[229].

Dân số nằm trong mức cực nghèo khó đã gia tăng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2009.[230] Người dân thuộc diện này thường không được tiếp cận với giáo dục chất lượng cao; tỷ lệ phạm tội cao hơn, tỷ lệ cao hơn về những tổn thương thể chất và tâm lý, thiếu tiếp cận tới tín dụng và tích luỹ của cải; chịu giá hàng hoá dịch vụ cao, và khó tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp hơn.[230]. Trong năm 2017, tiểu bang có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là bang New Hampshire (7,3%), và khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất là Samoa thuộc Mỹ (65%) [231][232][233]. Trong số các bang, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là ở bang Mississippi (21,9%) [234]

Hoa Kỳ là quốc gia có mức thu nhập bình quân hộ gia đình cao nhất trong số các quốc gia OECD, và năm 2010 là nước có mức thu nhập bình quân hộ gia đình (median household income) cao thứ 4, xuống 2 bậc so với 2007.[157][158] Theo một nghiên cứu độc lập, mức thu nhập của tầng lớp trung lưu tại Mỹ đã giảm xuống mức ngang bằng với mức tại Canada năm 2010, và xuống mức thấp hơn vào 2014, trong khi một vài quốc gia phát triển khác đã thu hẹp khoảng cách này trong những năm gần đây.[235] Theo cục điều tra dân số, mức thu nhập hộ gia đình điều chỉnh theo lạm phát đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 59.039 đô la năm 2016. Mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng ở mức cao kỷ lục, với top một phần năm (20%) người giàu nhất kiếm được hơn 50% tổng toàn bộ thu nhập.[236][237] Theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve) tháng 9 năm 2017, bất bình đẳng về tài sản cũng ở mức cao kỷ lục; top 1% số người giàu nhất kiểm soát 38,6% của cải của toàn quốc gia năm 2016.[238] Hãng tư vấn Boston Consulting Group đã chỉ ra trong báo cáo tháng 6 năm 2017 rằng 1% số người giàu nhất nước Mỹ sẽ kiểm soát 70% tổng tài sản toàn quốc gia vào năm 2021.[239]

Tài sản ròng tại Mỹ, 2006–2015
Năm
Giá trị tài sản (tỷ USD)
2006
66,095
2007
66,577
2008
56,214
2009
58,094
2010
62,316
2011
63,545
2012
69,598
2013
79,383
2014
84,201
2015
87,250

Nhóm 1% người thu nhập cao nhất đóng góp vào việc tạo ra 52% tổng thu nhập từ năm 2009 đến 2015, trong đó thu nhập được định nghĩa là thu nhập từ thị trường không bao gồm những khoản tái phân phối từ chính phủ,[240] và tỷ trọng thu nhập của họ trên tổng thu nhập đã được tăng lên gấp đôi từ 9% năm 1976 lên 20% năm 2011.[241] Theo báo cáo năm 2014 của OECD, 80% tăng trường của tổng thu nhập (từ thị trường) trước thuế thuộc về nhóm 10% cao nhất từ năm 1957 đến 2007.[242] Nhóm 10% giàu có nhất sở hữu 80% tổng tài sản tài chính.[243] Bất bình đẳng về tài sản tại Mỹ hiện lớn hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác.[244] Thừa kế tài sản có thể lý giải tại sao nhiều người Mỹ trở nên giàu có vì có một bước khởi đầu thuận lợi đáng kể (substantial head start).[245][246] Vào tháng 9 năm 2012, theo nghiên cứu của Viện chính sách, hơn 60% trong tổng số 400 người Mỹ trong danh sách giàu nhất của Forbes đã lớn lên trong những đặc quyền và khởi đầu thuận lợi như vậy.[247]

Một số những nhà kinh tế học và hoạt động đã thể hiện những nghi ngại về vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập, gọi nó là 'lo ngại sâu sắc',[248] sự bất công,[249] một mối hiểm hoạ cho ổn định nền dân chủ và xã hội,[250][251][252] hoặc một dấu hiệu của sự yếu đi của quốc gia.[253].

Trong khi các giai cấp xã hội Mỹ thiếu ranh giới định nghĩa rõ ràng, các nhà xã hội học đã cho rằng giai cấp xã hội là một biến số xã hội quan trọng. Nghề nghiệp, hấp thụ giáo dục, và lợi tức được dùng như những chỉ số chính nói đến tình trạng kinh tế xã hội.[254] Dennis Gilbert của Cao đẳng Hamilton đã đưa ra một hệ thống, được những nhà xã hội học khác áp dụng,[255] theo đó xã hội Mỹ có thể chia làm sáu giai cấp xã hội: một giai cấp thượng lưu hay đại tư bản gồm những người giàu có và quyền lực (1%), một giai cấp thượng trung lưu gồm các nhà nghiệp vụ có giáo dục cao (15%), một giai cấp trung lưu gồm những người bán nghiệp vụ và các thợ lành nghề (33%), một giai cấp lao động gồm những người lao động chân tay và thư ký (33%), và hai giai cấp thấp hơn - lao động nghèo (13%) và hạ cấp phần lớn là thất nghiệp (12%). 1% trên đầu danh sách giữ 33,4% tài sản của đất nước, bao gồm phân nửa tổng giá trị cổ phiếu giao dịch công khai.[256]

Người Mỹ có thu nhập cao nhưng mức thuế cao, chi phí cho cuộc sống cao và có nhiều nhu cầu cần đáp ứng nên khả năng tiếp kiệm của người Mỹ không cao. Theo một khảo sát vào năm 2017, chỉ có 25% người Mỹ được hỏi có số tiền tiết kiệm từ 10.000 USD trở lên trong khi có đến 39% không có tiết kiệm, 36% người Mỹ còn lại có tiết kiệm dưới 10.000 USD[257]. Những người Mỹ từ 55-64 tuổi chỉ có trung bình 120.000 USD tiền tiết kiệm hưu trí mỗi người trong khi đó nhiều chuyên gia khuyến nghị cần 1 triệu USD cho tuổi già. Một nghiên cứu cho thấy 66% người Mỹ tin rằng họ sẽ không có đủ tiền tiết kiệm để sống cho tới lúc qua đời.[258]. Ngược lại, theo một báo cáo vào năm 2018 cho thấy, cứ 6 người đã về hưu tại Mỹ thì lại có một người là triệu phú[259].

Khoa học và kỹ thuật

Phi hành gia Buzz Aldrin trong cuộc đổ bộ đầu tiên của con người trên Mặt Trăng năm 1969

Hoa Kỳ trở thành nhà tiên phong trong những cải tiến kỹ thuật kể từ cuối thế kỷ 19 và nghiên cứu khoa học từ giữa thế kỷ 20. Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong nhiều ngành kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ XIX, là miền đất hấp dẫn các nhà khoa học nước ngoài như Albert Einstein, Niels Bohr, Victor Weisskopf, Otto Stern. Phần lớn quỹ nghiên cứu và phát triển với khoảng 64% đến từ phía tư nhân.[260] Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động.[261] Năm 1876, Alexander Graham Bell được công nhận bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ về điện thoại. Thomas Edison đã phát triển máy hát, bóng đèn điện sáng duy trì lâu đầu tiên, và chiếc máy chiếu phim thông dụng đầu tiên. Nikola Tesla tiên phong trong động cơ cảm ứng và bộ truyền tần số cao sử dụng ở đài thu thanh. Trong đầu thế kỷ 20, công ty chế tạo ô tô của Ransom E. OldsHenry Ford đã nhân rộng và phổ biến dây chuyền lắp ráp xe. Anh em nhà Wright năm 1903 đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên của thế giới.[262]

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ phát triển vũ khí nguyên tử, mở đầu thời đại nguyên tử. Cuộc đua vũ trụ đã tạo ra những bước tiến nhanh trong lãnh vực phát triển hỏa tiễn, khoa học vật chất, máy vi tính, và nhiều lĩnh vực khác. Hoa Kỳ là nước đầu tiên phát triển ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay. Người Mỹ hưởng được cấp bực cao cận kề với các hàng hóa tiêu dùng kỹ thuật.[263]. Tính đến năm 2013, 83,8% hộ gia đình người Mỹ sở hữu ít nhất một chiếc máy tính và 73,3% có dịch vụ Internet tốc độ cao [264]. 91% người Mỹ cũng sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động vào tháng 5 năm 2013 [265]. Hoa Kỳ là nước có thứ hạng cao liên quan đến quyền tự do sử dụng Internet [266]. Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu các thực phẩm biến đổi gen; trên phân nửa những vùng đất thế giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở tại Hoa Kỳ.[267]Việc phát minh ra bóng bán dẫn vào những năm 1950, một thành phần quan trọng trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, đã dẫn đến nhiều tiến bộ công nghệ và sự mở rộng đáng kể của ngành công nghiệp công nghệ cao ở Hoa Kỳ [268][269][270]. Điều này dẫn tới sự ra đời của nhiều tập đoàn công nghệ mới và các khu vực tập trung công nghệ cao trên khắp đất nước như thung lũng SiliconCalifornia. Những thành công của các công ty vi xử lý Mỹ như Advanced Micro Devices (AMD) và Intel cùng với các công ty sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính bao gồm Adobe Systems, Apple Inc., IBM, MicrosoftSun Microsystems đã góp phần làm nên sự ra đời và phổ biến của máy tính cá nhân. ARPANET được phát triển vào những năm 1960 để đáp ứng các yêu cầu của Bộ Quốc phòng và đã trở thành nền tảng cho sự ra đời của Internet.

Hoa Kỳ hiện là quốc gia có nhiều người đoạt giải Nobel nhất, với 383 cá nhân người Mỹ đã giành tổng cộng 385 giải Nobel trong mọi lĩnh vực, trong đó Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về số giải thưởng Nobel Vật lý (94), Nobel Hóa học (63), Nobel Y học (100) và Nobel Kinh tế (55).

Giao thông

Xa lộ Liên tiểu bang 80.

Hoa Kỳ có tỉ lệ sở hữu phương tiện cơ giới cao nhất thế giới, với 765 xe trên 1.000 người Mỹ [271]. Khoảng 39% xe cá nhân là xe Van, xe SUV, hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ.[272] Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 29 dặm Anh (47 km).[273] Năm 2001, 90% người Mỹ đi làm bằng xe hơi.[274]. Năm 2017, 91% hộ gia đình tại Mỹ sở hữu ô tô.[275]. Tỉ lệ sở hữu ô tô thấp nhất là ở các thành phố có hệ thống giao thông công cộng phát triển như New York (44%) hay Washington DC (62%) [276]

Hệ thống đường sắt nhẹ chở khách liên thành phố của Hoa Kỳ tương đối yếu kém.[277] Chỉ có 9% tổng số lượt đi làm việc ở Hoa Kỳ là dùng giao thông công cộng so với 38,8% tại châu Âu.[278]

Việc sử dụng xe đạp rất ít, thua xa mức độ sử dụng của châu Âu.[279] Công nghệ hàng không dân sự hoàn toàn tư hữu hóa trong lúc đa số các phi trường chính là của công. 5 hãng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ; American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới.[280] Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, bao gồm Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) bận rộn nhất thế giới.[281]

Năng lượng

Một trang trại gió ở bang OregonDải Las Vegas về đêm với Khách sạn Planet Hollywood (năm 2012)

Tính đến năm 2019, có tới 80% nguồn năng lượng ở Hoa Kỳ được lấy từ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2019, phần lớn nguồn năng lượng của đất nước được lấy từ dầu mỏ (36,6%), tiếp theo là khí tự nhiên (32%), than đá (11,4%), năng lượng tái tạo (11,4%) và hạt nhân (8,4%) [282]. Kể từ năm 2007, tổng lượng phát thải khí nhà kính của Hoa Kỳ cao thứ hai trong số các quốc gia, chỉ xếp sau Trung Quốc [283]. Hoa Kỳ trong lịch sử là nhà sản xuất khí nhà kính lớn nhất thế giới, và lượng phát thải khí nhà kính trên đầu người vẫn duy trì ở mức cao.

Du lịch

Hoa Kỳ đứng thứ 3 thế giới về tổng số khách du lịch đến tham quan (chỉ xếp sau PhápTây Ban Nha) [284]. Năm 2011, các điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ gồm: Quảng trường Thời đại (New York), Công viên Trung tâm (New York), Ga Washington Union (Washington DC), Dải Las Vegas (Las Vegas), Nhà ga Grand Central (New York), Walt Disney World (Orlando), Disneyland Resort (Anaheim), Cầu Cổng Vàng (San Francisco)[285].